TIN TỨC - SỰ KIỆN |   | |
Bài tuyên truyền Kỷ niệm 91 năm ngày Thành lập đảng cộng sản việt nam (03/02/1930 - 03/02/2021) và chào mừng thành công của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng | Kính thưa toàn thể nhân dân! Hòa trong không khí tưng bừng phấn khởi chào mừng thành công của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban văn hóa xã Quảng Nghiệp xin gửi tới toàn thể nhân dân bài tuyên truyền: Kỷ niệm 91 năm ngày Thành lập đảng cộng sản việt nam (03/02/1930 - 03/02/2021) và chào mừng thành công của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xiii của đảng
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước của dân tộc ta đã bắt đầu hình thành và phát triển. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Trước tình hình đó, ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam: Thời kỳ có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiền phong lãnh đạo. Với việc thông qua cương lĩnh chính trị, đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp đã khắc phục được những khó khăn, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có được tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức các phong trào cách mạng.
Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó cũng là sự phát triển cao và thống nhất, dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, một chính đảng non trẻ đã làm nên kỳ tích có một không hai trong lịch sử dân tộc, đó là sự kiện tháng 8 năm 1945 toàn dân nhất tề Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, xoá bỏ xiềng gông, thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã liên tục chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất Tổ quốc, đưa non sông, đất nước liền một dải, từ đây Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 91 năm qua, Ðảng ta đã tích lũy và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Ðộc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là có sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hộ | |
| |   | Đảng ủy xã tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2020(05/01/2021) | | Đảng ủy xã triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025(02/11/2020) | | Tin bài Đại Hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII(29/10/2020) | | Đại hội đảng bộ xã lần thứ XXVIII(05/10/2020) | | Lễ trao huy hiệu Đảng đợt 19/5/2020(10/06/2020) | | Triển khai Đền án xây dựng Điểm di tích lịch sử năm 2019(05/11/2019) | | Tổng kết 20 năm thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư(10/11/2015) | | Công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)(06/11/2015) | | Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2015(03/11/2015) | |
|   | |
|   | |
|   | |
|   | |
|   | |
Tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự | Luật nghĩa vụ quân sự đ ược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 quy định
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khái niệm Luật nghĩa vụ quân sự
Điều 66, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.”. Việc Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ Quốc là thiêng liêng là cao quý, đã nói lên ý nghĩa, vị trí quan trọng của nghĩa vụ và quyền đó. Do vậy mỗi công dân có bổn phận phải thực hiện đầy đủ.
*Nghĩa vụ quân sự được chia làm hai loại:
+) Phục vụ tại ngũ: Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ.
+) Phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội: Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
2. Đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự
Đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.(Khoản 1, Điều 6).
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ (Khoản 2, Điều 6).
- Đối tượng không tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc Tòa án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân và người đang bị giam giữ,bị cấm cư trú, bị quản chế đều không được làm nghĩa vụ quân sự(Điều 13).
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
1. Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
Nội dung Chương 3 từ điều 21 đến điều 29 quy định về độ tuổi nhập ngũ và thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ.
a) Độ tuổi gọi nhập ngũ (Điều 31)
- Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định từ đủ 18 đến hết 25 tuổi .
- Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Công dân nam đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân tại ngũ.
b) Thời hạn phục vụ tại ngũ
- Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thời bình là 24 tháng
( Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kĩ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng.)
- Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá sáu tháng so với thời gian quy định, với các trường hợp sau:
+ Đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan, binh sỹ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ (Điều 21).
2. Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, việc nhập ngũ và xuất ngũ
a) Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ
Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, được quy định tại Chương IV từ điều 30 đến điều 40. Nội dung Chương IV quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gồm:
- Huấn luyện quân sự phổ thông.
+ Huấn luyện quân sự phổ thông là biện pháp giáo dục quốc phòng nhằm cung cấp những kỹ năng quân sự cơ bản, tối thiểu, cần thiết cho đông đảo quần chúng nhằm chuẩn bị cho thanh niên trong độ tuổi luật định trước khi nhập ngũ, chuẩn bị điều kiện hoàn thành nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc. Việc huấn luyện quân sự phổ thông không thoát ly học tập và sản xuất.
+ Công dân nam, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ, phải được huấn luyện theo chương trình quân sự phổ thông, bao gồm giáo dục chính trị, huấn lu | |
| |   | NHân dân xã đại hợp đang tiến hành thủ hoạch lúa mùa, triển khai kế hoạch trồng cây màu vụ đông(06/10/2020) | | Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật trẻ em vào cuộc sống(10/08/2020) | | Tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình(26/07/2020) | | Tuyên truyền Bộ Luật Dân Sự(13/05/2020) | | Hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP về việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”(03/05/2020) | | Tuyên truyền một số nội dung liên quan đến luật đất đai(26/02/2020) | | Đánh giá việc thực hiện 46 chỉ tiêu môi trường(14/11/2015) | | Sớm có quy chế để duy trì các xã đạt chuẩn nông thôn mới(13/11/2015) | | Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Đoàn đại biểu Tổ chức Destinées C.H Pháp(12/11/2015) | |
|   |   |
| | | | |
| | | |
LƯỢT TRUY CẬP | |         | | |  | Hôm nay | 72 | | |  | Hôm qua | 25 | | |  | Tuần này | 220 | | |  | Tất cả | 53875 | | IP: 35.172.230.154 |
|